Tin hoạt động đơn vị

Kết quả bước đầu và một số biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại trường sĩ quan Phòng hóa

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tiếng Anh vẫn được xem là ngôn ngữ giao tiếp chính, là phương tiện, cầu nối giao lưu, hợp tác quốc tế để phát triển.

Quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong quân đội giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo”; Chỉ thị số 89/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội; cùng với các học viện, trường Quân đội, Trường Sĩ quan Phòng hóa đã có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, qua đó đã tạo phong trào học tập rộng khắp trong toàn trường, chất lượng học ngoại ngữ bước đầu có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Phòng hóa xác định: Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong đó có nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là một nhiệm vụ cấp bách cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Nhà trường thường xuyên quán triệt cho cán bộ, giảng viên, học viên nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của trên, nhất là Chỉ thị 89/CT-BQP. Đảng ủy Nhà trường ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐU ngày 05/11/2017 về lãnh đạo nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong Nhà trường đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 34/KH-TSQ ngày 11/01/2017 về nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2017-2020, giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; tăng cường các biện pháp giáo dục, quán triệt cho cán bộ, giảng viên, học viên về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Kết quả cho thấy trách nhiệm, sự tự giác trong học tập tiếng Anh của cán bộ, giảng viên, học viên được nâng lên; chất lượng dạy và học tiếng Anh từng có nhiều tiến bộ.

            Ban Giám hiệu, lãnh đạo chỉ huy các cấp luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho giảng viên tiếng Anh đi tập huấn, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ kiến thức, năng lực sư phạm, khuyến khích giảng viên tự học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ và đạt chuẩn. Bên cạnh đó, Nhà trường thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh hoạt động phương pháp ở các khoa giáo viên, đặc biệt là tổ chức thông qua bài giảng, giảng thử, giảng mẫu, kiểm tra huấn luyện theo kế hoạch và đột xuất, sau kiêm tra đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; giảng viên tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Để nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như tạo môi trường, động lực cho cán bộ, học viên tích cực học tập ngoại ngữ, Nhà trường đã mở 02 Lớp bồi dưỡng tiếng Anh (trình độ cơ bản và nâng cao) cho giảng viên tại Nhà trường; quy định cán bộ lớp, giảng viên, học viên trực ban lớp thực hiện báo cáo đầu buổi học, báo cáo khi kiểm tra huấn luyện bằng tiếng Anh; khuyến khích đội ngũ giảng viên trong quá trình giảng dạy có lồng ghép nội dung tiếng Anh...

Nhà trường đã chủ động điều chỉnh nội dung, thời gian môn học tiếng Anh cho các đối tượng và các nội dung được tập huấn theo hướng nắm chắc ngữ pháp cơ bản, tăng thời gian thực hành, chú trọng kỹ năng nghe, nói theo đúng tinh thần Chỉ thị 89/CT-BQP. Đối với những lớp đang theo học chương trình chi tiết, Kế hoạch đề mục cũ (năm 2012) có 150 tiết tiếng Anh cơ sở; 60 tiết tiếng Anh chuyên ngành nay điều chỉnh thời gian môn tiếng Anh cơ sở từ 60 tiết lên 160 tiết (chú trọng kỹ năng nghe, nói); tiếng Anh chuyên ngành từ 150 tiết giảm xuống còn 50 tiết; bổ sung thời gian huấn luyện ngoại khóa tiếng Anh có giảng viên hướng dẫn các kĩ năng và tiếp cận bộ đề luyện thi Ket (A2); đảm bảo sau khi học viên học chương trình chính khóa (150 tiết) và 70 tiết ngoại khóa, học viên sẽ thi hết phần I theo dạng thức đề thi A2 áp dụng cho Việt Nam. Sử dụng bộ giáo trình English File, third edition và bộ luyện thi Ket là tài liệu giảng dạy chính thức cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, phù hợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo.

Mặc dù đội ngũ giảng viên ngoại ngữ mỏng, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, song với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, giảng viên ngoại ngữ luôn nỗ lực tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường các hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò, các hoạt động cặp, nhóm học viên với nhau, tạo môi trường học ngoại ngữ sôi nổi, giảm tâm lý tự ti trong giao tiếp của học viên trung bình, yếu. Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, giảng viên luôn tạo ra các tình huống, khả năng để hướng dẫn các hoạt động của học viên trong giờ học bằng cách vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và phương tiện, cử chỉ, xen kẽ các trò chơi nhằm tạo hứng thú, tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp của học viên.

Ngoài việc đảm nhận cường độ giảng dạy cao với nhiều đối tượng, giảng viên ngoại ngữ luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ liên quan đến ngoại ngữ, tham gia làm ban giám khảo trong đoàn phúc tra ngoại ngữ của CNT/BTTM phúc tra ngoại ngữ 1 số học viện, trường Quân đội năm 2018 theo kế hoạch của Cục Nhà trường Bộ Tổng Tham mưu. Đây chính là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm hay trong giảng dạy, đổi mới cách thi và kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên, kịp thời rút kinh nghiệm đối với học viên tại Nhà trường. Từ đó có những tham mưu, đề xuất áp dụng thực hiện cách làm sáng tạo với cấp trên; thường xuyên bám sát với đơn vị quản lý học viên, kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, rút kinh nghiệm từng phần thi đối với mỗi học viên.

Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ cần gắn liền với đổi mới kiểm tra và đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên. Việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên được xem là 1 quá trình liên tục, nghiêm túc và khác quan. Ngay từ khâu xây xây dựng chương trình đào tạo, giảng viên đã cụ thể hóa nội dung và hình thức đáng giá và được phổ biến, quán triệt cụ thể đến từng học viên.

 Năng lực ngôn ngữ của học viên được đánh giá từ việc tham gia các hoạt động trên lớp, kết quả bài kiểm tra thường xuyên với 03 kĩ năng (nghe, đọc và viết), bài kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc phần gồm 04 kỹ năng với các tiêu chí đánh giá cụ thể. Qua mỗi bài kiểm tra, thi hết học phần, giảng viên đều có sự đánh giá, rút kinh nghiệm điểm mạnh, yếu của từng học viên, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá được xây dựng, để từ đó giúp học viên tự đánh giá trình độ bản thân, tiếp tục cố gắng trong các phần học và thi tiếp của môn học.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học chuyên dùng bảo đảm cho giáo viên học viên có đủ phương tiện rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ; cụ thể: bổ sung, sửa chữa các phòng học chuyên dùng đã xuống cấp; xây dựng thêm 04 phòng học ngoại ngữ tại tiểu đoàn quản lý học viên. Máy tính tại các phòng học được kết nối mạng Lan, cài đặt phần mềm học tiếng Anh với đầy đủ 04 kĩ năng, phần mềm từ điển Oxford, eighth edition; bổ sung thêm nhiều đầu sách kèm file định dạng pdf, các file âm thanh, video clip, đế học viên có cơ hội tiếp xúc với giọng đọc người bản ngữ, giúp học viên nâng cao các kĩ năng thực hành ngôn ngữ.

Ngoài việc ứng dụng CNTT vào khai thác học liệu, chuẩn bị và thực hành giảng dạy trên lớp, giảng viên Nhà trường còn tích cực nghiên cứu, khai thác ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, hướng dẫn học viên khai thác các phần mềm học tiếng Anh; xây dựng các pano chuyên ngành bằng tiếng Anh; Biên soạn “Sổ tay từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Phòng hóa” đưa vào sử dụng; hiện đang tích cực viết giáo trình tiếng Anh chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại Nhà trường.

Nhà trường đặc biệt coi trọng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tự học, tạo môi trường cho học viên tích cực giao tiếp bằng tiếng Anh trong mọi hoạt động ở trên giảng đường, quá trình công tác và sinh hoạt tại đơn vị. Hiện tại, các đại đội, khoa giáo viên đều có bảng học tiếng Anh (mỗi ngày từ 1đến 2 mẫu câu, 5 đến 7 từ mới) các khoa giáo viên tự tổ chức học tiếng Anh vào tiết 1 đến tiết 2 thứ Hai hàng tuần. Khoa Cơ bản tích cực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày, sử dụng tiếng Anh  trong lịch kế hoạch công tác tháng của Khoa, cá nhân và lồng ghép sử dụng tiếng Anh trong một số nội dung môn học do Khoa đảm nhiệm. Hoạt đông của 06 câu lạc bộ tiếng Anh ở các đại đội học viên bước đầu có hiệu quả, duy trì đều đặn 2 tháng/1 lần. Các CLB thực sự là hạt nhân giúp đỡ nhau trong học tập nói chung cũng như học tiếng Anh nói riêng. Đoàn Thanh niên đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm về nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh, thường xuyên tổ chức trò chơi, sinh hoạt văn nghệ, chiếu phim có phụ đề tiếng Anh… Hàng tháng, giảng viên ngoại ngữ phối hợp với ban chủ nhiệm câu lạc bộ lên kế hoạch, tư vấn các hoạt động theo chủ đề, nâng cao kỹ năng nghe, nói, tăng sự tự tin khi sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập và sinh hoạt của học viên.

Trong quá trình tự học của học viên, cán bộ quản lý đơn vị người thầy thứ hai, luôn huy phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu; bản thân là một tấm gương tự học ngoại ngữ, trong tổ chức học tập, thường xuyên chia lớp thành các nhóm học tập, lực lượng Olymic làm nòng cốt trong các nhóm, có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ các học viên trung bình, yếu. Mô hình câu lạc bộ ngoại ngữ, học tập theo nhóm trong các đại đội học viên, bước đầu có kết quả khích lệ: học viên được trao đổi ý kiến, giúp đỡ, tự tin trong giao tiếp và nâng cao tinh thần làm việc tập thể.

Cục Nhà trường/BTTM tổ chức phúc tra trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 đối với học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học khóa 18 (ĐK 18), đạt kết quả tốt: 100% học viên đạt yêu cầu, trong đó trên 75% học viên đạt khá, giỏi và xuất sắc.

Bằng những việc làm thiết thực trên, việc dạy và học ngoại ngữ ở trường Sĩ quan Phòng hóa đã đạt được một số kết quả tích cực ban đầu. Tuy nhiên việc dạy và học ngoại ngữ của Nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm, nổi lên đó là: Nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của cấp ủy, chỉ huy, cán bộ gây nên trình độ và kỹ năng ngoại ngữ của học viên nói chung không đồng đều, số học viên đạt xuất sắc và giỏi chưa nhiều, chất lượng học tập của một số học viên chưa thật sự chuyến biến.Trong thời gian tới phát huy những kinh nghiệm, cách làm hay, khắc phục hạn chế, khuất điểm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của Nhà trường; cụ thể hóa Nghị quyết chuyên đề số 17-NQ/ĐU của Đảng ủy và Kế hoạch số 34/KH-TSQ của Nhà trường. Xác định tiếng Anh là ngoại ngữ chính để giảng dạy cho các đối tượng đào tạo. Qui định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật Hóa học cấp phân đội trình độ đại học tốt nghiệp từ 2019-2022 là: 2/6 (theo Khung ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam); học viên tốt nghiệp các năm tiếp theo đạt chuẩn: Bậc 3/6 (tương đương chứng chỉ B1, khung tham chiếu Châu Âu);

Hai là, tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, nội dung hình thức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên. Xây dựng chương trình học ngoại khóa cho học viên Đại đội ĐK19. Chuẩn bị xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án tiếng Anh chuyên ngành Phòng hóa; bộ đề thi tốt nghiệp dạng thức A2 (phần cơ bản và chuyên ngành). Chuẩn bị mọi mặt thực hiện đưa môn tiếng Anh là một trong những môn thi tốt nghiệp khi có triển khai, hướng dẫn của Bộ (năm 2019 môn Tiếng Anh là môn thi tốt nghiệp cho học viên đào tạo SQCH bậc đại học).

Ba là, quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ cả về số lượng và chất lượng; yêu cầu chuẩn năng lực ngoại ngữ của giảng viên ngoại ngữ đạt 5/6 (C1) hoặc có chứng chỉ tương đương thông qua nhiều hình thức, biện pháp như tham gia cac khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; tích cực tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Bốn là, tăng cường các hình thức, biện pháp giáo dục nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh; động viên khuyến khích giảng viên cán bộ quản lý, học viên tích cực chủ động trong tự học, tự rèn và sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động tập thể gắn với các phong trào thi đua của đơn vị. Đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ tiếng Anh; tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của cán bộ, giảng viên, học viên.

Năm là, hoàn thiện, nghiệm thu và đưa vào sử dụng giảng dạy giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Phòng hóa; Thực hiện và ứng dụng đề tài cấp BTTM về “Đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành cho học viên đào tạo sỡ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học ở Trường Sĩ quan Phòng hóa”.

Từ vị trí, tầm quan trọng của của ngoại ngữ nhất là việc sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động quân sự; khai thác, sử dụng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân dụng, Đảng ủy, Ban giám hiệu, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của trên; chủ động ban hành chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, đưa ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 89-CT/BQP và các kế hoạch triển khai thực hiện ở các cấp, tạo sự chuyển biến rõ nét nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng và tạo động lực cũng như môi trường học tập, sử dụng tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên, học viên. Nhà trường tập trung xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu; xây dựng các phòng học đa dụng tin học-ngoại ngữ phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Trong thời gian tiếp theo, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đổi mới toàn diện chương trình, phương pháp dạy và học nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu xây dựng Binh chủng, quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Trung tá Bùi Đức Cương - CNK Cơ bản