1. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là bệnh dịch khá lâu đời, xuất hiện từ thời kỳ Ai Cập cổ đại. Trước khi có vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ tử vong là 30%. Tính riêng thế kỷ 18, dịch đậu mùa giết chết khoảng 60 triệu người tính riêng ở châu Âu.
Đến năm 1980, sau chiến dịch tiêm vắc xin toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đậu mùa được tiêu diệt hoàn toàn.
2. Bệnh lao
Theo thống kê của thư viên đại học Harvard, lao là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của người dân thế kỷ 19 - 20. Cuối thế kỷ 19, từ 70 - 90% dân số thành thị châu Âu và Bắc Mỹ mắc trực khuẩn lao, tỷ lệ tử vong 80%.
Ngày nay, bệnh lao rất hiếm gặp ở các nước phát triển. Tuy nhiên, theo WHO, số người chết vì lao hiện nay chỉ đứng sau HIV/AIDS.
3. Bệnh sốt rét
Hiện nay sốt rét vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt ở khu vực châu Phi. Năm 2012, cả thế giới có khoảng 207 triệu ca mắc sốt rét, trong đó tử vong là 627.000 người.
4. Bệnh dịch hạch (cái chết đen)
Cái chết đen bùng phát năm 541 đến 543 sau Công nguyên, là đại dịch được ghi nhận đầu tiên trong lịch sử.
Dịch hạch cướp đi sinh mạng của 5000 dân châu Âu, châu Phi và Nga trong thời gian ngắn. Trong vòng 200 năm tiếp theo, dịch hạch giết chết 100 triệu người tại khu vực Địa Trung Hải.
Ngày nay, bệnh dịch hạch đã được xóa sổ.
5. Dịch tả
Tả là dịch bệnh lây truyền cấp tính có nguồn gốc từ Ấn Độ từ nhiều năm trước. Bệnh tả ảnh hưởng cho khoảng 3 - 5 triệu người trên khắp thế giới, gây ra cái chết cho 58.000 - 130.000 người mỗi năm.
6. Cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha được coi là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Dịch bệnh xảy ra vào thế chiến thứ nhất, lây lan ở 500 triệu người, làm chết 100 triệu người trong vòng hai năm 1918 - 1919.
Trên đây là một số dịch bệnh được cho là tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Trong số này cơ bản đã được không chế, dập tắt, một số còn tồn tại đến ngày nay, tuy nhiên cơ bản chỉ là những ca mắc hoặc dịch nhỏ lẻ, không gây nguy hiểm cho loài người.
7. Dịch do virus Corona
Khoảng 18 năm trở lại đây, thế giới liên tiếp ghi nhận những vụ dịch liên quan đến môt loại virus là Corona.
Đầu tiên là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), do SARS - CoV gây nên giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, khởi phát ở Hồng Kông, lây lan ra 37 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm 8422 trường hợp mắc và tử vong 774 người (tỷ lệ tử vong 10,9%).
Tiếp đó là Hội chứng hô hấp Trung Đông (do MERS - CoV gây ra) năm 2015, lan truyền từ Tây Á, chủ yếu là Ả Rập Xê Út. Thế giới ghi nhận 1218 ca mắc, trong đó tử vong 450 ca tại 26 quốc gia.
Gần đây nhất là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, gọi tắt là Covid - 19. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ngày 12/12/2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính tới thời điểm 08h30 ngày 21/02/2020, trên thế giới có 76.245 người mắc Covid - 19, tử vong 2.247 người ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung chủ yếu tại Trung Quốc, cụ thể hơn là thành phố Vũ Hán. Tại Việt Nam đã có 16 ca dương tính với nCoV, hàng trăm nguời khác đang được tiếp tục cách ly, theo dõi. Tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên thế giới và ở Việt Nam vẫn đang có những diễn biến mới, phức tạp.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, Trường Sĩ quan Phòng hóa đã có những biện pháp, hành động cụ thể và bước đầu cho hiệu quả tốt trong công tác phòng, chống dịch. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, quán triệt thực hiện tốt những chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tư lệnh vào điều kiện thực tế của đơn vị trong công tác phòng, chống dịch. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, ban hành Hướng dẫn phòng chống dịch cho cấp mình kịp thời, sát thực tế. Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao Quân y trong nhiệm vụ phòng, chống dịch.
- Thường xuyên báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng Quân y Binh chủng trong công tác phòng, chống dịch.
- Cử Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm Quân y, Bác sỹ tham gia tập huấn về công tác phòng, chống dịch Covid - 19 do Cục Quân y tổ chức tại Học viện Quân y.
- Làm tốt công tác tuyên truyền về các dấu hiệu bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến 100% cán bộ, chiến sỹ qua giao ban, hội ý, qua hệ thống truyền thanh nội bộ, trang thông tin điện tử của Nhà trường, các trang mạng xã hội, in lô gô tuyên truyền dán tại các vị trí dễ quan sát.
- Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe cho 100% cán bộ, học viên sau nghỉ Tết trở lại đơn vị, đối tượng chiến sỹ đến học lớp sĩ quan dự bị. Bệnh xá triển khai khu cách ly đặc biệt, tiến hành cách ly, theo dõi, điều trị tại Bệnh xá những trường hợp có biểu hiện sốt.
- Thực hiện tốt công tác điểm bệnh hàng ngày, tiến hành kiểm tra nhiệt độ cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn trường 1 lần/ ngày.
- Hướng dẫn Quân y Tiểu đoàn pha nước Cloramin B cho bộ đội ngâm tay hàng ngày, 100% cán bộ khi vào cổng đều ngâm tay vào dung dịch Cloramin B. Pha nước muối súc họng, nước tỏi nhỏ mũi cho bộ đội. Phối hợp với Khoa Cơ bản pha dung dịch sát trùng tay khô bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn Trường.
- Tiến hành phun khử trùng môi trường bằng Cloramin B 1 lần/ tuần (vào thứ Bảy hàng tuần).
- Phối hợp với Ngành Quân nhu bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ ăn nóng, mặc ấm, ngủ ấm, tắm nước nóng trong những ngày trời rét.
- Quân y Nhà trường bảo đảm khẩu trang cho 100% quân số toàn Trường, cán bộ khi ra ngoài công tác đều được hướng dẫn đeo khẩu trang.
- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức luyện tập xử lý khi có ca nghi nhiễm Covid - 19 sát với hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Quân y, đúng nguyên tắc.
Nhờ triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ và duy trì thường xuyên các biện pháp trên, nên tính tới thời điểm hiện tại, Nhà trường chưa phát hiện ca nghi nhiễm Covid - 19, bảo đảm không có dịch bệnh xảy ra./.